10 công trình kiến trúc cổ vĩ đại ở Ai Cập

10 công trình kiến trúc cổ vĩ đại ở Ai Cập


Đến với đất nước Ai Cập, du khách sẽ thực sự bị thu hút bởi vẻ đẹp của những công trình kiến trúc cổ độc đáo.
<>1. Đền Mortuary
 
Đền Mortuary của Hatshepsut (người phụ nữ đã cai trị Ai Cập từ năm 1479 trước Công nguyên đến năm 1458 trước Công nguyên). Tọa lạc dưới các vách đá tại Deir el Bahari ở phía Tây sông Nile, Mortuary được thiết kế theo cấu trúc dạng dãy cột do kiến trúc sư Hoàng gia của Hatshepsut tên là Senemut thiết kế. Đây được coi là nơi thờ cúng Hatshepsut sau khi bà qua đời và thể hiện lòng tôn kính đối với thần Amun. Ngôi đền được xây dựng với 3 bậc thềm có chiều cao 30 m. Những bậc thềm này được kết nối với nhau bằng con đường dốc. Xung quanh con đường dốc là những vườn cây cỏ xinh đẹp.
Hình ảnh 10 công trình kiến trúc cổ vĩ đại ở Ai Cập số 1
<>2. Kim tự tháp Bent
 
Kim tự tháp Bent nằm ở Dahshur là kim tự tháp thứ hai được xây dựng bởi Pharaoh Sneferu. Đây là Kim tự tháp duy nhất ở Ai Cập có phần đá vôi bóng ở bên ngoài còn nguyên vẹn và không bị biến dạng

Hình ảnh 10 công trình kiến trúc cổ vĩ đại ở Ai Cập số 2
<>3. Kim tự tháp bậc thang của Djoser
 
Djoser ở khu nghĩa địa Saqqara là Kim tự tháp được xây dựng đầu tiên bởi người Ai Cập cổ. Nó được tể tướng Vizier Imhotep xây dựng trong suốt thế kỷ 278 trước Công nguyên để chôn cất Pharaoh Djoser. Công trình này cao 62 m với nhiều khu chôn cất bậc thang nằm dưới lòng đất, ẩn giấu trong một đường hầm rối rắm.
Hình ảnh 10 công trình kiến trúc cổ vĩ đại ở Ai Cập số 3
<>4. Đền Luxor
 
Luxor nằm bên bờ phía Đông của sông Nile trong thành phố cổ của Thebe và được tìm thấy vào năm 1400 trước Công nguyên. Ngôi đền được dâng hiến cho 3 vị thần Ai Cập là Amun, Mut và Chons. Ngôi đền cổ này là trung tâm các lễ hội của Opet - lễ hội quan trọng nhất của Thebe. Đây là điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều khach du lịch đến tham quan.
Hình ảnh 10 công trình kiến trúc cổ vĩ đại ở Ai Cập số 4
<>5. Tượng Great Sphinx
 
Tượng Great Sphinx nằm ở Giza Plateau, Ai Cập. Đây là một trong những bức tượng lớn và cổ nhất thế giới. Sự thật về khuôn mẫu, thời gian xây dựng và người thiết kế ra nó đang là vấn đề tranh luận của các nhà khoa học. Mặc dù vậy, phần lớn các nhà khảo cổ học Ai Cập đương đại cho rằng tượng Great Sphinx được xây dựng vào năm 2500 trước Công nguyên bởi Pharaon Khafre.
Hình ảnh 10 công trình kiến trúc cổ vĩ đại ở Ai Cập số 5
<>6. Kim tự tháp đỏ
 
Kim tự tháp đỏ được xây dựng bởi Pharaoh Sneferu . Đây là thành công đầu tiên của nhân loại khi xây dựng được một Kim tự tháp có bề mặt trơn mịn. Kim tự tháp đỏ có độ cao 104 m, đứng vị trí thứ 4 trong số các kim tự tháp cao nhất được xây dựng ở Ai Cập. Lối kiến trúc độc đáo của nó là điểm thu hút các du khách đến đây tham quan hàng năm.
Hình ảnh 10 công trình kiến trúc cổ vĩ đại ở Ai Cập số 6
<>7. Thung lũng của các vị vua
 
Thung lũng của các vị vua là nơi có nhiều ngôi mộ được xây dựng trong khoảng 500 năm từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 11 trước Công nguyên, dành cho các vị vua và các quý tộc. Thung lũng chứa 63 ngôi mộ được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp với hơn 120 phòng. Các ngôi mộ hoàng gia được trang trí các hình tượng Ai Cập thần thoại thể hiện sự tín ngưỡng tôn giáo và nghi thức lễ tang của thời đại này. Tất cả các ngôi mộ dường như bị mở nắp và bị đánh cắp từ thời xa xưa. Chỉ có ngôi mộ nổi tiếng của Tutankhamun là không bị xâm phạm. Chắc chắn du khách sẽ thực sự thích thú khi đến với điểm tham quan này.
Hình ảnh 10 công trình kiến trúc cổ vĩ đại ở Ai Cập số 7
<>8. Abu Simbell
 
Abu Simbell là khu di tích khảo cổ học gồm 2 ngôi đền đá đồ sộ nằm bên hồ Nasser, phía Nam Ai Cập. Hai ngôi đền này được đục khoét vào núi đá trong suốt triều đại của Pharaoh Ramesses. Kim tự tháp của thế kỷ 13 trước Công nguyên này là công trình cuối cùng của ông và nữ hoàng Nefertari. Vẻ đẹp và tinh xảo của kiến trúc Ai Cập cổ trong ngôi đền này sẽ giúp du khách khám phá thêm lịch sử văn hóa độc đáo của người Ai Cập xưa.
Hình ảnh 10 công trình kiến trúc cổ vĩ đại ở Ai Cập số 8
<>9. Karnak
 
Karmak là khu di tích tôn giáo cổ và rộng nhất thế giới. Hầu hết các công trình kỷ niệm của Karmak được xây dựng bởi các Pharaoh từ năm 157 – 1100 trước Công nguyên. Ngôi đền ở khu di tích Karmak gồm 3 ngôi đền chính kèm theo những ngôi đền nhỏ hơn và nhiều ngôi đền khác nằm bên ngoài, cách Luxor khoảng 2.5 km về phía Bắc. Một trong những di tích nổi tiếng nhất của Karmak là quảng trường Hypostyle, có diện tích 5000 m2 với 134 cột đồ sộ sắp xếp thành 16 hàng.
Hình ảnh 10 công trình kiến trúc cổ vĩ đại ở Ai Cập số 9
<>10. Kim tự tháp ở Giza
<>Hình ảnh 10 công trình kiến trúc cổ vĩ đại ở Ai Cập số 10
Kim tự tháp ở Giza được xây dựng bởi 3 thế hệ (Khufu, Khafre và Menkaure). Tòa Kim tự tháp vĩ đại của Khufu là cổ xưa nhất và là công trình duy nhất trong 7 kỳ quan thế giới còn lại. Hơn 2 triệu khối đá tảng được sử dụng để xây dựng Kim tự tháp này trong suốt 20 năm, hoàn thành vào năm 2560 trước Công nguyên. Kim tự tháp cao 139 m, được xem là Kim tự tháp cao nhất Ai Cập mặc dù gần nó có Kim tự tháp của Khafre cao hơn (vì được xây dựng trên nền đất cao hơn).

Tags : máy khoan , máy cắt , máy cưa
Nguồn : www.tools.vn
CÔNG TY TNHH TOOLS
  
  Phòng 3S2, 33-35 Phan Huy Ích, P15, Q.Tân Bình
  
  Điện thoại: 08 6268 1065
  
  Fax:          08 6268 1067
  Giấy ĐKKD số:  0313784722 tại TP HCM





  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Hà Nội cổ kính qua kỹ xảo 3D

Những tác phẩm đồ hoạ của Dự án “Phục dựng phố cổ Hà Nội bằng 3D" do Nhóm 3D Hà Nội thực hiện sẽ khiến nhiều người sửng sốt khi được chiêm ngưỡng…

Dựa trên các công nghệ hiện đại, nhóm thực hiện dự án đã có sự khảo cứu nghiêm túc các tư liệu lịch sử về Hà Nội để có thể tái hiện một cách chân thực và sinh động nhất không gian văn hoá của thủ đô cách đây 1 thế kỷ.
Khu phố cổ đón Tết

Gánh hoa sen

Tết Trung thu ở khu phố cổ.

Phở gánh.

Khuê Văn Các.

Gánh cốm rong.

Nhà hát Lớn Hà Nội.

Chợ Đồng Xuân.

Ô Quan Chưởng.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Phố Hàng Bạc.

Phố Hàng Buồm.

Nhà hát Lớn Hà Nội.

XEM THÊM : 

Vào ngày đầu năm, mọi người thường hay đi lễ chùa cầu an. Đình, đền, chùa, miếu mạo ...là những địa điểm thờ cúng trong đời sống tâm linh của người Việt. Nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của các công trình này thờ ai
Văn khấn khi vào chùa, điện,...
Dưới đây là các cách phân biệt Đình, Đền, Chùa, Miếu, Phủ...
Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc một danh nhân quá cố. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng lên theo truyền thuyết dân gian.
Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc.
Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh…thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian.
Đền kiếp bạc Hải Dương  

Đền Kiếp Bạc-Hải Dương thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, có quy mô nhỏ hơn đền. Miếu thường ở xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và là nơi thờ các vị thánh thần. Khi miếu phối hợp với thờ Phật thì được gọi là Am, ở Nam bộ gọi là Miễu.
Miếu và đền về kiểu mẫu thì giống nhau, chỉ khác nhau về quy mô. Các miếu thường thờ các vị thần như miếu thổ thần, thủy thần, sơn thần, miếu cô, miếu cậu…
Miếu bà chúa xứ An Giang  

Miếu bà chúa xứ - An Giang
Chùa là công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng của đạo Phật, đây là thờ Phật đồng thời là nơi ở sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng ni. Đây là nơi những tín đồ đạo Phật lui tới để nghe thuyết giảng và thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.
Việt Nam có một số chùa lớn như chùa Bái Đính, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương…
Chùa bái đính ninh binh  

Chùa Bái Đính Tỉnh Ninh Bình
Đình là công trình kiến trúc cổ truyền của làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng và cũng là nơi hội họp của người dân.
Ban đầu, đình là điểm quán để nghỉ của các làng mạc Việt Nam. Đến khoảng giữa thế kỷ 13, vua Trần Nhân Tông cho đắp các tượng Phật ở các đình quán. Sau đó, đến thời Lê sơ, các đình làng bắt đầu là nơi thờ thành hoàng làng và là nơi hội họp của dân chúng.
Đình làng thường được bố trí ở trung tâm làng xã, địa điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước. Trong tiềm thức văn hóa người Việt, đình làng gắn liền với hình ảnh cây đa, giếng nước, là địa điểm sinh hoạt chung và hồn vía của làng xã.
Các ngôi đình nổi tiếng như Đình Bảng, đình Thổ Hà, đình Bát Tràng…
Đình bảng từ sơn bắc ninh
Đình Bảng -Từ Sơn Bắc Ninh
Phủ: Thường là nơi thờ Mẫu - phủ Gầy, phủ Tây Hồ... một số nơi thờ tự (không nhất thiết thờ Mẫu) ở Thanh Hóa cũng gọi đền là phủ. Suy cho cùng phủ là một nơi thờ tự Thánh mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật). Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ VVII.
phủ tây hồ
Phủ Tây Hồ  Hà Nội- Thờ Mẫu Liễu Hạnh
Quán: Một dạng đền gắn với đạo Lão (Đạo giáo). Tùy theo từng thờ mà có các dạng thức thờ tự khác nhau. Vào các thế kỷ XI và XIV đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất chỉ như của một ngôi đền thờ vị thần thánh cụ thể.
Như Bích Câu đạo quán thờ Tú Uyên, rồi đền thờ Từ Thức... Sang tới thế kỷ XVI và XVII, sự khủng hoảng của Nho giáo đã đẩy một số nhà Nho và một bộ phận dân chúng quan tâm nhiều tới Lão giáo, và điện thờ đạo Lão có nhiều sự phát triển mới, với việc thờ cúng các thần linh cơ bản theo Trung Hoa. Đó là Tam thanh (Nguyên Thủy Thần Tôn, Linh Bảo Đạo Quân, Thái Thượng Lão Quân), Ngũ Nhạc mà nổi lên với Đông Phương Sóc và Tây Vương Mẫu, rồi Thánh Phụ, Thánh Mẫu. Cửu Diệu Tinh Quân (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Mặt Trời, Mặt Trăng, Hồ phủ, Kế đô) đồng thời trên chính điện cũng có cả tượng của Hoàng Quân giáo chủ (Ngọc Hoàng) - Có thể kể tới các quán điển hình như: Hưng Thánh Quán, Lâm Dương Quán, Hội Linh Quán, Linh Tiên Quán... đều ở Hà Tây.
Am: Hiện được coi là một kiến trúc nhà thờ Phật. Gốc của Am được nghĩ tới từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng Làm nơi ở của con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia. Với người Việt, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu - Hà Tây...) cũng có khi là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng - Vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) Am còn là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân.
Như vậy, đền, miếu, đình là những công trình kiến trúc xuất phát ban đầu từ tín ngưỡng thờ cúng dân gian, nơi đây thờ các vị thánh thần theo truyền thuyết dân gian hoặc những vị anh hùng có công với đất nước, với địa phương được nhân dân tôn xưng là thánh (Đức Thánh Trần, Thánh Gióng, thành hoàng làng…). Ở mỗi đơn vị đình, miếu, đền thường chỉ thờ 1 vị thánh thần theo tín ngưỡng của địa phương (đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, miếu thủy thần thờ thần nước, đình làng thờ Thành hoàng là của mỗi địa phương…).
Chùa là nơi thờ Phật, Bồ Tát cùng những nhân vật trong hệ phái Phật giáo. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo) từ thời nhà Lý nên một số ngôi chùa còn thờ đồng thời cả Phật, Thái thượng Lão quân và Khổng Tử.
Việc thờ Phật ở chùa, thờ thánh thần ở đình, đền, miếu và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có điểm chung đó là đều xuất phát từ lòng biết ơn, thành kính hướng tới những người có công cứu rỗi cho cộng đồng, địa phương, những người có công tái tạo và dưỡng dục những thế hệ con người. Đó đều là những hoạt động tâm linh quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt
Tags : máy cắt cỏ , máy rửa xe chính hãng ,máy hút bụi

Nguồn : www.chothietbi.com

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VIỆT

157 - 159 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM
Điện thoại: 08 3536 8888 | Fax: 08 3536 8866

Giấy ĐKKD số: 4103011129 tại TP HCM



  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Vẻ đẹp kiến trúc cung điện cổ Trung Quốc (Phần 1)

Vẻ đẹp kiến trúc cung điện cổ Trung Quốc (Phần 1)

Hiệu béo lược dịch và bổ sung dựa vào Blog của Trung Quốc
Theo cuốn “ Kiến trúc Trung Quốc cổ đại ” của học giả Lưu Đôn Trinh (Một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy kiến trúc Trung Hoa cổ đại) thì nghệ thuật kiến trúc cổ quy nạp về bốn phương diện nổi bật:
–          Thứ nhất, nghệ thuật quy hoạch kiến trúc. Trong đó, bao gồm cả quy hoạch bình diện phẳng và cả quy hoạch chiều cao của công trình. Tổ hợp các công trình mỹ lệ như một bức thư họa
–          Thứ hai, tính thống nhất của các công trình. Từ hình thể,  kết cấu, trang trí đều đạt tới một chuẩn thống nhất
–          Thứ ba, nội thất của công trình. Nội thất là một phần của công trình, hoặc sang trọng xa xỉ, hoặc mộc mạc đơn giản, cũng trở thành một phần quan trọng của nghệ thuật kiến trúc
–          Thứ tư, sắc thái của công trình, hay việc sử dụng màu sắc trong kiến trúc. Màu sắc sử dụng trên tường, mái, cột, cửa phản ánh quan điểm của mỹ thuật cổ trong việc sử dụng màu sắc
Nói về vẻ đẹp kiến trúc cung điện, không gì nổi bật hơn bốn khía cạnh trên. Nay lấy Tử Cấm Thành Bắc Kinh làm tiêu điểm vì lý do: Tử Cấm Thành là cung điện được sử dụng trong hai triều đại phong kiến cuối cùng Minh Thanh, tập hợp hoàn hảo các kỹ thuật xây dựng  cổ truyền, là mẫu mực trong kiến trúc cung điện cổ Trung Hoa.

Quy hoạch Tử Cấm Thành

(A)   Vị trí của Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh

Thành Bắc Kinh cổ gồm ba vòng thành, trong đó gồm thành ngoài, Hoàng thành và Tử Cấm Thành.
Tử Cấm Thành nằm ở  trục trung tâm của Bắc Kinh. Theo trục Bắc Nam, lấy Tử Cấm Thành làm tâm hướng ra phía Nam, tới Vĩnh Định Môn cổng Nam thành Bắc Kinh là 4600 mét, phía Bắc đến tháp chuông – đồng hồ là 3000 mét, Tử Cấm Thành chiếm khoảng 1,5km trên 8km trục Bắc Nam thành Bắc Kinh.
Ảnh 1: Bản đồ thành Bắc Kinh thời Thanh. Vòng thành ngoài bao màu đỏ, Hoàng Thành hình chữ nhật có chứa ba hồ lớn Bắc Hải – Trung Hải – Nam Hải, bên phải là Tử Cấm Thành được bao bởi hào nước màu xanh.
Phía Nam Tử Cấm Thành, đi từ cửa Ngọ Môn tới được Thiên An Môn, tới Chính Dương Môn là đoạn đường dài 1500 mét.  Ngoài Tử Cấm Thành, dọc theo phía Nam, hai bên chia thành hai khu vực thờ phụng. Phía Đông là Thái Miếu, phía Tây là Xã Tắc. Ngoài hành lang nghìn bước hai bên Thiên An Môn, thiết trí các Bộ, Viện, là nơi làm việc của quan lại…
Ảnh 2: Mặt cắt trục Nam Bắc Tử Cấm Thành

(B)   Bố trí của Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành diện tích 720 nghìn mét vuông, tường bao cao 10 mét, bốn phía mở bốn cửa, ngoài có hào nước rộng 52 mét chạy vòng quanh. Bố cục lấy Nam Bắc làm trục đối xứng, chia làm hai khu vực có chức năng khác nhau gọi là Tiền Triều – Hậu Tẩm. Tiền Triều là nơi Hoàng Đế và bộ máy quan lại xử lý các công việc của quốc gia, Hậu Tẩm là nơi sinh hoạt của Hoàng Đế và hoàng thất.
Ảnh 3: Ba điện lớn trung tâm Tử Cấm Thành: Thái Hòa – Trung Hòa – Bảo Hòa
Tiền Triều hay ngoại triều là tổ hợp các tòa nhà, hành lang và sân có chức năng cử hành các nghi lễ, phiên họp xử lý chính vụ, có kiến trúc vô cùng hùng vĩ, khí thế. Tiền Triều lấy khu vực ba điện Thái Hòa – Trung Hòa – Bảo Hòa làm trung tâm, cũng là trung tâm của toàn bộ Tử Cấm Thành. Xung quanh là các lầu các, hành lang hợp thành một khu vực rộng tới 80 nghìn mét vuông. Phía Đông 3 điện lớn là điện Văn Hoa, phía Tây là điện Vũ Anh, đối xứng nhau thẳng hàng.
Ảnh 4: Điện Văn Hoa – thoạt đầu đây là cung thái tử nhưng được chuyển thành nơi nhà vua và các học giả nghị triều, bàn việc nước. Dưới thời Càn Long, nơi đây trở thành thư viện hoàng gia với 36.000 đầu sách.
Ảnh 5: Văn Uyên Các (tàng thư lâu – thư viện hoàng gia) sau điện Văn Hoa, trong khi phần lớn mái ngói lưu ly trong Cấm Thành dùng màu vàng tượng trưng cho Hoàng đế thì công trình này lại sử dụng ngói màu đen, tượng trưng cho nước, chống hỏa hoạn!
Ảnh 6: Điện Vũ Anh – ban đầu dành cho các hoàng đế triều Minh dùng để nghỉ ngơi trong suốt thời gian kiêng cử. Sau trở thành trụ sở của người lãnh đạo phiến quân Lý Tự Thành và sau là nơi ở của hoàng đế Mãn Châu Đa Nhĩ Cổn.
Hậu Tẩm hay nội đình là nơi sinh hoạt của Hoàng đế – Hoàng hậu, phi tần và các hoàng tử, công chúa. Hậu Tẩm lấy cung Càn Thanh – Khôn Ninh là nơi nghỉ ngơi của Hoàng đế – Hoàng hậu làm trung tâm, cung điện của phi tần gồm nhiều tòa nhà nhỏ gọi là Lục cung phân bố hai bên là Lục cung Đông và Lục cung Tây.  Ngoài ra còn nhiều cung điện lớn nhỏ dành cho Thái Thượng Hoàng (cung Ninh Thọ – điện Dưỡng Tâm..) Hoàng Thái Hậu (cung Trường Xuân – cung Phúc Thọ …) và rất nhiều cung điện cho hoàng thất khác. Trong khu vực này còn có nhiều vườn hoa – sân khấu – tàng thư lâu phục vụ nhu cầu giải trí – văn hóa – tôn giáo của hoàng cung. Quy hoạch Hậu Tẩm có bố cục nghiêm ngặt, chặt chẽ, đạt sự bảo vệ cao độ. Kiến trúc Hậu Tẩm hình thức đa dạng, trang trí hoa lệ, thể hiện phong thái sang trọng, quy chỉnh của kiến trúc hoàng gia.
Ảnh 7: Bản đồ Tử Cấm Thành, khu vực có màu xanh là Tiền Triều, khu vực màu vàng là Hậu Tẩm
Bổ sung vài hình ảnh về Hậu tẩm ( hay Nội sảnh ):
Ảnh 8: Càn Thanh cung, nơi xem tấu chương sau giờ thiết triều và nơi nghỉ ngơi của Hoàng đế thời Minh, đến vua Ung Chính thời Thanh thì chuyển qua Dưỡng Tâm điện, nơi này nhỏ và không trang trọng bằng. Càn Thanh cung lúc này trở thành nơi hoàng đế họp bàn việc nước với triều đình, nghị sự các vị thượng thư, công sứ các nước và đọc các chiếu thư. Vào các dịp lễ, các yến tiệc và lễ lạc hoàng gia đều diễn ra tại đây. Khi hoàng đế băng hà, quan tài của nhà vua được đặt tại đây để tang trong nhiều ngày.
Ảnh 9: Đằng sau điện Giao Thái, nơi cất giữ 25 con ấn của vua Càn Long. Nơi này nằm giữa cung Càn Thanh và Khôn Ninh, nên tượng trưng cho sự giao hòa âm dương, về kiểu dáng thì giống điện Trung Hòa nhưng nhỏ hơn, đây là nơi Hoàng hậu tổ chức các yến tiệc tại đây vào lễ tết, ngày đông chí và sinh nhật của hoàng hậu, nhận các tặng phẩm từ các phi tần, các công chúa và hoàng tử phi.
Ảnh 10: Cung Khôn Ninh, nơi ở của Hoàng hậu thời Minh. Đến thời Thanh thì chia làm hai nơi, một nửa làm nơi động phòng cho Hoàng đế và Hoàng hậu, một nửa làm nơi thờ cúng. Đến thời Ung Chính, Hoàng hậu không ở cung này mà ở Cảnh Nhân cung.
Ảnh 11: Dưỡng Tâm điện, nơi Ung Chính và 7 vị vua triều Thanh sau đó sống và làm việc tại đây. Đây cũng là nơi Từ Hy thái hậu buông rèm nhiếp chính 48 năm.
Ảnh 12: Ninh Thọ cung, là nơi Thái Thượng Hoàng lui về ở sau khi thoái vị. Trong có điện Hoàng Cực là một điện khá lớn giống Thái Hòa điện.
Ảnh 13: Một trong các cung của Lục cung Tây.
Ảnh 14: Cung Trường Xuân, nơi ở của một vài Hoàng hậu và Thái hậu.

(C) Lễ giáo trong kiến trúc Tử Cấm Thành

Lễ giáo đưa hết thảy các hành động của con người quy phạm, hết thảy các vị đế vương trong lịch sử phong kiến đều tôn sùng lễ giáo, vì theo lễ giáo – địa vị của đế vương là cao nhất và duy nhất – khẳng định vị trí quyền lực của họ. Kiến trúc cung điện cũng hàm chứa lễ giáo, thể hiện ở các hệ thống phân cấp.
Hoạch định cho việc xây dựng một đô thành, nhất lại là kinh đô, quan trọng nhất chính là vị trí. Lễ giáo cho rằng trung tâm chính là vị trí tôn quý nhất : “vương giả tất cư thiên hạ chi trung” (kẻ vương giả tất ở nơi trung tâm thiên hạ). 《 Lữ Thị Xuân Thu • Thận Thế Thiên 》 nói “ trạch thiên hạ chi trung nhi lập quốc , trạch quốc chi trung nhi lập cung” (Trong thiên hạ chọn nơi trung tâm mà lập nước, trong nước chọn nơi trung tâm xây cung điện ). 《 Chu Lễ 》 nói “Tượng nhân doanh quốc , phương cửu lý , bàng tam môn . Quốc trung cửu kinh cửu vĩ , kinh đồ cửu quỹ , tả tổ hữu xã , diện triêu hậu thị” (Chọn nơi trung tâm (Kinh độ – Vĩ độ bằng nhau) xây cung điện 9 dặm vuông, qua ba cổng, qua chín lần đo đạc, trái xây điện thờ tổ, phải xây điện thờ Xã Tắc, ngoài là triều thất trong là cung điện – dịch thoáng ^^ khó dịch quá). Cho nên nguyên tắc mà muôn đời các vị đế vương phải tuân theo đó là – phải chọn nơi trung tâm để dựng cung điện. Tử Cấm Thành – dĩ nhiên là trung tâm của thành Bắc Kinh!
Sách《 Chu Lễ 》 dẫn: “ tam triêu ngũ môn” (Ba điện năm cửa) gồm Tam triêu: Ngoại triêu – Trì triêu – Yến triêu tương ứng có điện Thái Hòa – Trung Hòa – Bảo Hòa, Ngũ môn: Cao môn – Trĩ môn – Ứng môn – Khố môn – Lộ môn tương ứng có Đại Minh môn – Thiên An môn – Đoan môn – Ngọ môn – Thái Hòa môn, hoặc lùi lại nữa thành Càn Thanh môn.
Sách《 Chu Lễ 》 lại dẫn, “ tiền triêu hậu tẩm ”, “ lục cung lục tẩm ” . Cái này đã nói ở trên.
Sách 《 Chu Lễ 》 dẫn: “duy vương kiến quốc , biện phương chính vị”. Có nghĩa là đế vương trị nước, dựa hướng Bắc nhìn về Nam mà cai trị. Tử Cấm Thành trước ba điện, sau ba cung đều nhìn về hướng Nam.
Các công trình có độ thống nhất cao tuy nhiên cũng được phân cấp, hai mươi sáu công trình trong sân Thái Hòa, đại khái chia làm chín cấp bậc:
Đệ nhất đẳng – Thái Hòa điện
Đệ nhị đẳng – Bảo Hòa điện – Thái Hòa môn
Đệ tam đẳng – Trung Hòa điện
Đệ tứ đẳng – Tam đại điện đình tứ giác thiết trí đích túy lâu
Đệ ngũ đẳng – Thể Nhân các, Hoằng Nghĩa các
Đệ lục đẳng tam đại điện đình viện trung cửu tọa điện vũ thức đại môn
Đệ thất đẳng – Tam đại điện đình viện trung đích Thái Hòa điện nam vũ, bảo hòa điện đông tây vũ, trung tả, hữu môn tương lân đích tiểu sương phòng
Đệ bát đẳng Thể Nhân các, Hoằng Nghĩa các nam trị phòng
Đệ cửu đẳng tả hữu dực môn
Sau đây giải thích các cấp bậc nghiêm chỉnh trong kiến trúc Tiền Triều:
Ảnh 15: Điện Thái Hòa
1, Thái Hòa điện
Điện Thái Hòa được trùng tu dưới thời Khang Hi (1697) đến nay đã được 310 năm. Điện Thái Hoà là cung điện lớn nhất Trung Quốc, cũng là công trình cổ có kích thước lớn nhất, hình thức kiến trúc cùng trang trí đạt đến mức cao nhất trong các cung điện ở Trung Quốc. Đây là nơi thiết triều chính thức của các hoàng đế Minh Thanh, trong suốt các đời vua, điện này được dùng để cử hành các đại lễ vào các dịp đặc biệt và các yến tiệc trọng đại như ngày lên ngôi của hoàng đế, sinh nhật nhà vua và ngày hôn lễ, ngày ban chiếu phái các tướng quân đi chinh chiến, ngày Đông Chí và lễ Tết. Trước đời vua Càn Long, nó còn là nơi diễn ra các cuộc thi quốc gia và thông báo kết quả đỗ đạt.
Ảnh 16: Linh thú trang trí bờ nóc điện Thái Hòa
Điện Thái Hòa chính là đại điện của đấng “Cửu Ngũ Chí Tôn”, các chế tác từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài đều áp dụng cách gia công cao cấp nhất trong kiến trúc. Là công trình có độ cao nhất trong Tử Cấm Thành, cao 27m và 35m tính cả bệ đá ba tầng, phù hợp với thuyết “dĩ cao vu quý”. Mái lợp ngói lưu ly vàng, trang trí linh thú trên nóc, là 9 giống rồng, lại có “Hành thập” coi đằng sau. “Hành Thập” này trong sách “Thanh thức doanh tạo tắc lệ” (Sách quy điển kiến trúc thời Minh) giải thích chính là Lôi Chấn Tử, thần sét có hai cánh, tay cầm búa đục, trang trí trên nóc nhằm đề phòng sét đánh. Lại có Chân Nhân cưỡi phượng dẫn đầu, là loại trang trí nóc cao cấp nhất.
Bổ sung: ở Trung Quốc có truyền thuyết Rồng sinh chín giống (Long Sinh Cửu Phẩm ), tùy vào tính cách mà dùng trang trí ở những nơi khác nhau như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền… việc sử dụng cùng chín giống này chứng tỏ vị thế đặc biệt của điện Thái Hòa. Đọc thêm tại Wikipedia.
Ảnh 17: Đấu củng mái điện Thái Hòa.
Ảnh 18: Đấu củng mái trên điện Thái Hòa.
Đấu củng dùng trong điện Thái Hòa cũng là loại hình thái cao cấp nhất của đấu củng thời Minh – Thanh: Lưu kim đấu củng, một dạng đấu củng đặc biệt thời Thanh: mái dưới 7 lớp củng, mái trên 9 lớp củng. Tuy nhiên các đấu củng này không còn để chịu lực nữa, chủ yếu là trang trí.
Ảnh 19: Mái hiên điện Thái Hòa với 7 cụm cửa chính, 4 cụm cửa sổ.
Mái hiên điện Thái Hòa lại độc đáo đặc sắc. Trong chính điện ngang chín gian, dọc năm gian, trước mở 7 cửa, hai bên và đằng sau 3 cửa, các cửa đều là “Lục oản Lăng hoa Cách phiến” (lục oản lăng hoa là tên kiểu hoa văn). Thế nên trong điện lớn mà vẫn thoáng mát sáng sủa. Kết cấu bên điện tuy lớn mà cột kèo dọc ngang đều che dấu rất khéo léo khớp nối một cách tinh tế, lại sử dụng lá đồng mạ vàng trang trí rồng mây phủ lên chỗ đóng đinh, rất giàu tính nghệ thuật, gọi là “Kim phi kim tỏa”. Mái ngoài ngoài 7 cửa ra vào còn có 4 cụm cửa sổ, cũng trang trí giống cửa chính.
Ngoài ra, các trang trí cực phẩm như Tảo Tỉnh, một ngàn hình Tọa Long trên nóc điện, trang trí rồng trên Tỳ thải, bức Tu Di họa khổng lồ trên cầu thang bậc đá ba tầng bằng bạch ngọc, đều là trang trí cao cấp nhất từng có.
Ảnh 20: Một cụm cửa chính điện Thái Hòa “Lục oản Lăng hoa Cách phiến” với trang trí được dát vàng.
Ảnh 21: Một kiểu “phi-tỏa” trong kiến trúc Cố cung nhưng không được dát vàng như ở điện Thái Hòa. Ở điện Thái Hòa được gọi là “Kim phi – Kim tỏa”.
Ảnh 22: Tảo tỉnh trong nội điện Thái Hòa, một con rồng được điêu khắc ngậm một viên ngọc. Tương truyền viên ngọc sẽ rơi xuống nếu vị Tân vương không xứng đáng kế vị. (Không biết nó đã rơi bao giờ chưa ^^)
Ảnh 23: Trích đoạn trong 1000 hoa văn Tọa long trang trí trên trần điện Thái Hòa.
Ảnh 24: Họa tiết rồng trên Tỳ thải
Ảnh 25: Bức điêu khắc khổng lồ giữa cầu thang bệ đá ba tầng bằng ngọc thạch trắng. Bệ đá cao 8 mét, bức điêu khắc dài 16 mét

Tags : máy khoan , máy cắt , máy cưa
Nguồn : www.chothietbi.com

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VIỆT

157 - 159 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM
Điện thoại: 08 3536 8888 | Fax: 08 3536 8866
Giấy ĐKKD số: 4103011129 tại TP HCM

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS