Chiêm ngưỡng 5 thánh địa linh thiêng nhất thế giới



1. Chiang Mai là thành phố lớn thứ 2 của Thái Lan, cố đô của Vương quốc Lanna, từng cai trị phần lãnh thổ phía bắc của "đất nước Chùa Vàng". Trong ảnh là chùa Wat Chedi Luang.



Chiang Mai có hàng trăm ngôi chùa, trong đó, nổi tiếng nhất là Wat Chedi Luang, nơi du khách có thể cầu xin Đức Phật ban phước bằng cách kéo một thùng nước lên đỉnh chùa bằng dây thừng. Trong ảnh là chùa Wat Phrathat Doi Suthep ở Chiang Mai.



Do có nhiều chùa chiền, Chiang Mai tập trung rất đông tăng ni phật tử - trong đó có nhiều nhà sư đắc đạo, triết lý uyên thâm. Trong ảnh là chùa Wat Pha Lat, Chiang Mai.



Tuy nhiên, Chiang Mai không thuộc kiểu thành phố cổ kính, u tịch mà sôi động với cuộc sống hối hả, bận rộn và sống động. Trong ảnh là chợ phiên (họp vào Chủ nhật) ở Chiang Mai.



2. Varanasi (Ấn Độ) – Đây là thành phố được người Hindu và Jain ở Ấn Độ xem là nơi linh thiêng nhất đất nước. Thành phố Varanasi cổ hình thành trên bờ sông Hằng là thủ đô tinh thần của Ấn Độ. Thành phố còn được biết đến với cái tên là Benares, đã có lịch sử 3.000 năm, trở thành một trong những thành phố lâu đời nhất thế giới.



Người dân Varanasi coi việc tắm mình trong dòng sông Hằng linh thiêng vào buổi sáng là cách để rửa sạch tội lỗi. Các lễ hội tinh thần được tổ chức quanh năm, chẳng hạn như lễ hội ánh sáng Dev Diwali được tổ chức vào thời điểm trăng tròn của tháng 11.



Dịp lễ hội này, các bậc đá dẫn xuống dòng sông và cả dòng sông đều được thắp sáng với hàng nghìn cây nến hoặc đèn dầu.



Ngoại ô Varanasi có ngôi làng Sarnath tương truyền là nơi Đức Phật lần đầu giảng dạy và có Đại học nghiên cứu Tây Tạng Trung ương với thỉnh thoảng Dalai Lama vẫn tới đây giảng đạo.



3. Jerusalem – thành phố được xem là thánh địa quan trọng nhất đối với người Do Thái. Theo Kinh Thánh Do Thái, tại Jerusalem, vua David đã xây dựng thủ đô của vương quốc Israel thống nhất và vua Solomon xây Đền Thờ Đầu tiên.



Trong khi đó theo Tân Ước chính tại Jerusalem Chúa Jesus đã bị đóng đinh. Ngoài ra, Jerusalem cũng là vùng đất linh thiêng của các tín đồ Hồi giáo và Thiên chúa giáo.



Tin đồ Hồi giáo xem Jerusalem là thánh địa quan trọng thứ 3 sau Mecca và Medina.



Thành phố Hồ Muối – thủ phủ của bang Utah và là cuội nguồn tinh thần của tín đồ giáo phái Mormon – một trong những giáo phái bí ẩn nhất thế giới. Thành phố Hồ Muối được thành lập năm 1847 bởi người đàn ông tên là Brigham Young (bức tượng trong ảnh) và các lãnh đạo khác của Giáo hội Thiên chúa giáo.



Thành phố có dàn hợp xướng Mormon Tabernacle Choir lừng danh và Thư viện Lịch sử Gia đình có dữ liệu về phả hệ lớn nhất thế giới.



Khoảng một nửa dân số của Thành phố Hồ Muối là tín đồ giáo phái Mormon.



Thánh đường thành phố Hồ Muối.



5. Kyoto – Cố đô của đất nước mặt trời mọc sở hữu hàng nghìn đền chùa, vườn thiền (Zen), các đền thờ Shinto...



cũng như phong tục tập quán truyền thông của Nhật Bản vẫn được gìn giữ và lưu truyền sâu sắc ở Kyoto.



Kyoto nằm lọt thỏm giữa những ngọn đồi cây cối xanh tốt với những dòng sông uốn lượn mềm mại mang đến vẻ đẹp thanh bình và an lạc cho cố đô khác xa với nhịp sống bận rộn, náo nhiệt ở Thủ đô Tokyo.



Các đền To-ji, Đền Kinkaku-ji hay Đền Vàng ở Kyoto là những điểm linh thiêng, thần thánh nổi tiếng được xếp hạng di sản văn hóa thế giới.

XEM THÊM :

Ngưỡng mộ những ngôi chùa giữ nhiều kỷ lục Việt Nam nhất

 | 
Chùa Dâu - Bắc Ninh giữ kỷ lục là ngôi chùa xưa nhất, chùa Một Cột (Hà Nội) giữ kỷ lục về kiến trúc độc đáo nhất, chùa Hoằng Pháp (TP.HCM) giữ kỷ lục có chân đèn lớn nhất Việt Nam.
1. Chùa Dâu
Chùa Dâu (chùa Pháp Vân) - Bắc Ninh giữ ba kỷ lục Việt Nam: chùa có bảo tượng Phật bằng đá thời Lý lớn nhất; Ngôi chùa xưa nhất; ngôi chùa phát xuất dòng Thiền đầu tiên của Việt Nam. Ảnh vietlinktour
Nằm ở xã Thanh Khương huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), cách Hà Nội khoảng 30km, chùa Dâu được xem là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Đây là ngôi chùa có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam dù các dấu tích vật chất không còn, chùa đã được xây dựng lại. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ Kinh Bắc xưa nay và là một di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Ảnh blog lichsuhuyenbivietnam
2. Chùa Bái Đính- Ninh Bình
Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam. Chùa có tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng lớn nhất và ngôi chùa có hành lang La Hán dài nhất. Cả hai kỷ lục này đều đạt kỷ lục châu Á tháng 5/2012. Chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư. Ảnh dulichvietnam365

Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống phù hợp với tâm lý hiếu kỳ, tò mò của người Việt Nam thời nay. Trong ảnh là có tượng Phật Thích Ca bằng đồng dát vàng lớn nhất . Ảnh dulichhapro
3. Chùa Hương - Hà Nội
Chùa có hai kỷ lục Việt Nam là ngôi chùa có pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm tọa sơn bằng đá xưa nhất Việt Nam và lễ hội Phật giáo hàng năm có thời gian dài nhất Việt Nam. Hương Sơn là một khu vực rộng lớn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Ở đây có nhiều chùa, động nổi tiếng như: chùa Thiên Trù, Tiên Sơn, Thanh Sơn, động Hương Tích, động Long Vân, động Đại Binh …Trong ảnh là lễ hội chùa Hương. Ảnh dulichtour
Pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm trong động Hương Tích bằng đá xanh liền khối, cao 1,12m, được tạc vào thời Tây Sơn, nổi tiếng linh thiêng. Ảnh mytour
4. Chùa Ba Vàng (Bảo Quang tự)- Quảng Ninh
Chùa Ba Vàng đang giữ hai kỷ lục gồm ngôi chùa có chiếc trống độc mộc bằng gỗ đỏ nguyên khối lớn nhất và ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất. Chùa Ba Vàng còn có tên là Bảo Quang Tự, được xây dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông tức năm 1676. Chùa nằm ở độ cao 340m, so với mặt nước biển, trên một vị thế hết sức đẹp của TP Uông Bí. Ảnh vtv
Để phát huy giá trị của địa linh Phật giáo này, chùa Ba Vàng đã liên tiếp được đầu tư tôn tạo. Vào năm 1988, chùa được trùng tu lại bằng gỗ và đến năm 1993 thì được xây dựng lại bằng xi măng. Chùa có bố cục chữ Đinh, gồm ba gian tiền đường và một gian thượng điện, ngoài ra còn có Nhà thờ Mẫu, Miếu Sơn Thần, đặc biệt là giếng nước cổ có từ lâu đời. Ảnh giadinh.net
5. Chùa Thiên Mụ (Huế)
Chùa Thiên Mụ giữ hai kỷ lục Việt Nam, là ngôi chùa có tấm bia thời Lê Trung Hưng lớn nhất; Tháp bát giác cổ cao nhất. Ảnh dulichhue
6. Chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn- TP.HCM)
Chùa Hoằng Pháp có lễ hội hoa đăng kỷ niệm đức Phật A Di Đà lớn nhất; chùa có chân đèn lớn nhất Việt Nam và ngôi chùa có tổ chức nhiều khóa tu Phật thất với số lượng Phật tử tham gia đông nhất. Ảnh vncgarden
Ngôi chùa có tổ chức nhiều khóa tu Phật thất với số lượng Phật tử tham gia đông nhất. Chùa đã tồn tại hơn nửa thế kỷ và là nơi thu hút các tín đồ phật giáo ở TP.HCM và các vùng lân cận.

 Tags : máy cưa , máy bào máy khoan
Nguồn : www.chothietbi.com

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VIỆT

157 - 159 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM
Điện thoại: 08 3536 8888 | Fax: 08 3536 8866                    
Giấy ĐKKD số: 4103011129 tại TP HCM




  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS